HÀNH TRÌNH TÌM VỀ VỚI NHỮNG GIÁ TRỊ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG CÙNG LALIN
Lụa tơ tằm, từ lâu, được xem như là “nữ hoàng” của các loại tơ, lụa tơ tằm chính là thành quả của nghệ thuật thủ công tinh xảo, đòi hỏi sự cần mẫn từ khâu nuôi tằm, kéo tơ đến dệt vải.
Mỗi thước lụa là sự kết tinh của thời gian, kỹ nghệ thuần thục, và tâm huyết của người thợ thủ công. Thấm nhuần những giá trị thủ công truyền thống, Lalin với mong muốn sử dụng ngôn ngữ thời trang của mình kể lại câu chuyện dáng hình người con gái Á Đông duyên dáng, thanh cao trong thiết kế Áo dài tơ tằm.
1. GIAI ĐOẠN CHĂM TẰM DÂU (NUÔI TẰM)
Tằm là tên gọi từ xa xưa của loài sâu bướm chuyên ăn lá dâu tằm. Sâu ăn lá dâu tằm này cho loại tơ tốt nhất chuyên để dệt lụa nên được nhân giống và sử dụng từ hàng nghìn năm trước. Người xưa gọi giống sâu này là Tằm để phân biệt với các loài sâu ăn lá hại khác.
Trong sản xuất tơ lụa, loại lá dâu dùng để nuôi tằm phải là loại lá trồng ở các vùng đất có lớp đất màu mỡ. Cây dâu được chăm sạch bằng phân bón hữu cơ và nước mưa và trồng ở các vùng có khí hậu trong lành, chưa bị ô nhiễm.
Tằm được nuôi bằng lá dâu trong khoảng từ 23- 25 ngày thì nhả tơ. Tằm ăn rất khỏe, nên cần lượng lá dâu lớn trong suốt quá trình chuẩn bị để nhả kén. Tằm trong quá trình này được chia thành các giai đoạn khác nhau. Dễ biết nhất đó là giai đoạn “ăn rỗi”. Dân gian có câu ví von “Ăn như tằm ăn rỗi” đó cũng là chỉ giai đoạn tằm ăn khỏe nhất, nhanh nhất và mạnh nhất. Sau giai đoạn này tằm sẽ ngừng ăn và bắt đầu nhả tơ đóng kén.
2. TẰM NHẢ TƠ TẠO KÉN
Giai đoạn này cũng như nhiều loài sâu bướm khác. Tằm sẽ tìm cho mình một nơi khô ráo để nhả tơ tạo kén.
Sau khi Tằm đến thời gian tạo kén, người nuôi sẽ bắt Tằm đặt lên một chiếc né riêng. Trong suốt 48h, tằm liên tục nhả sợi protein (từ nước bọt) quanh mình và cuộn tròn trong đó Tằm sẽ nhả tơ và nằm im trong kén khoảng 7 ngày. Lượng tơ tằm nhả ra có thể lên đến 1 Kilomet. Sau khi nhả tơ xong con tằm nằm trong kén để hóa thành nhộng. Đây là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch kén tằm cho giai đoạn tiếp theo.
3. ƯƠM TƠ
Ươm tơ là việc kéo sợi tơ từ tổ kén thành sợi tơ tằm. Trong khoảng 5 ngày kể từ khi tằm kết thúc nhả tơ, cần ươm hết tơ. Nếu chậm, nhộng sẽ biến thành con ngài, con ngài cắn kén chui ra khiến tơ bị đứt thì kén đó coi như bỏ.
Ươm tơ là quá trình bóc tách những sợi tơ ra khỏi kén để tiến hành se sợi. Để làm điều này người dệt lụa sẽ ngâm kén qua nước nóng để loại bỏ bớt chất keo gắn kết có trong kén tằm. Sau đó các sợi tơ sẽ được se lại thành các sợi chỉ tơ. Thông thường khoảng 10 sợi mối tơ từ 10 kén tằm sẽ được se (chập) lại với nhau để tạo ra sợi chỉ tơ bền chắc hơn. Lúc này ta đã có sợi chỉ tơ lụa sẵn sàng để dệt.
4. DỆT TƠ
Bước dệt là khâu quan trọng quyết định chất lượng của thước lụa. Đây là giai đoạn ghép nối những sợi tơ thành tấm lụa. Mật độ các sợi tơ dày mỏng cũng khiến tấm lụa có độ dày mỏng và chất lượng khác nhau. Đơn vị để đo độ dày của vải lụa là Momme. Lụa còn có một số kiểu dệt phổ biến như Satin, dệt trơn, Plain weave, twill, gấm Jacquard.. Sợi tơ tằm có thể kết hợp với các sợi vải khác như lanh, đũi, linen, cotton.. và cho các dòng vải lụa khác nhau như lụa linen, lụa cotton, lụa đũi…Về cơ bản, các sợi tơ sẽ được dệt vuông góc với nhau. Sợi dọc sẽ chạy lên và xuống, sợi ngang sẽ được chạy ngang qua.
Mặc dù trong thời điểm hiện tại, máy móc giúp dệt lụa nhanh hơn và ít lỗi hơn. Nhưng vải dệt thủ công có những nét riêng đặc biệt mà công nghiệp hóa không thể có được. Đặc biệt, tấm vải lụa được dệt thủ công từ những nghệ nhân lâu năm càng quý vì cho độ tinh xảo và độc đáo riêng biệt.
5. NHUỘM MÀU TƠ
hững loại tơ này kết hợp với các kiểu dệt từ đôi bàn tay tinh tế và sự sáng tạo không ngừng của người dân Việt Nam, đã tạo ra các loại vải lụa đa dạng về chất lượng và đặc tính:
“Làm ra đủ các thứ hàng
Hàng đơn, hàng kép dọc ngang tinh tường
Lượt, là, lĩnh, lụa, xuyến, lương
Đoạn, vân, gấm, vóc, sa, băng, kỳ cầu.”
Nhuộm màu cho vải lụa
Trước khi nhuộm, lụa vẫn còn là màu trắng ngà hay vàng nhạt và khá thô cứng vì còn keo sericin. Để làm sạch lớp keo này, cần phải ngâm lụa trong nước nóng, gọi là truội tơ.
Theo cách thức thủ công truyền thống, lụa đã chuội xong được ngâm trong trong dung dịch nhuộm làm từ các nguyên liệu tự nhiên (như củ nâu, hạt rành rành, than, cánh kiến, mặc nưa…) từ 2-3 ngày. Rồi đem xả, nhuộm màu, phơi khô, nhuộm lại lần thứ hai, thứ ba… để ra đúng màu sắc như ý muốn. Để vải lụa trở nên đẹp và bắt mắt hơn, lụa mộc được xử lý màu theo các bí quyết riêng của mỗi người thợ nhuộm để tạo lụa đơn sắc, đa sắc hoặc có hoa văn đẹp mắt.
Công nghệ và màu nhuộm hiện đại ngày nay có thể rút ngắn thời gian và công đoạn nhuộm màu cho lụa, cho ra những họa tiết, sắc màu lạ, rực rỡ và phong phú hơn. Tuy nhiên, kĩ thuật nhuộm màu thủ công vẫn được đánh giá cao bởi tính mộc mạc, an toàn của nguyên liệu và đặc biệt là giá trị truyền thống không gì có thể thay thế được.
6. LALIN GÌN GIỮ NÉT ĐẸP THỦ CÔNG
𝐁𝐨̣̂ 𝐬𝐮̛𝐮 𝐭𝐚̣̂𝐩 " 𝐊𝐢𝐦 𝐂𝐡𝐢 𝐍𝐠𝐨̣𝐜 𝐃𝐢𝐞̣̂𝐩 "
Là lời tâm tình của Lalin về từng thước vải óng ả được dệt nên từ những sợi tơ quý giá, chất liệu được xem là “báu vật” của nghề dệt xưa nay - Lụa tơ tằm. Hẳn ai cũng biết từ lâu, tơ tằm luôn gắn liền với sự xa hoa và quyền quý, là biểu tượng của vẻ đẹp cao sang dành riêng cho tầng lớp quý tộc và cũng chính nhờ chất liệu thủ công đặc biệt này đã cùng Lalin khắc họa trọn vẹn chân dung nàng thiếu nữ “cành vàng lá ngọc” thanh nhã và kiêu kì.
Với sự chỉn chu trong từng công đoạn của mình, Lalin thổi hồn vào mỗi thiết kế Áo dài trong bộ sưu tập như khúc giao hòa giữa quá khứ và hiện tại, nơi cốt cách cao sang lồng ghép cùng hơi thở đương đại, gợi nhắc về hình ảnh nàng tiểu thư đài các mang dung mạo như hoa như ngọc. Từng đường kim, nếp lụa buông mềm vẽ nên dáng liễu mềm mại và thanh nhã, vẻ đẹp ấy không phô trương mà kín đáo, nền nã.
Hy vọng rằng, mỗi thiết kế Áo dài trong bộ sưu tập "Kim Chi Ngọc Diệp" lần này của Lalin sẽ sánh bước cùng các cô gái trên chặng hành trình đưa những giá trị văn hóa truyền thống kết hợp với thẩm mỹ đương đại nhằm tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, thanh khiết của người con gái Á Đông.